Diễn đàn với sự có mặt của 100 đại biểu đại diện Sở NN&PTNT 06 tỉnh vùng dự án Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh; đại diện các HTX/THT và các tổ chức NGO: OXFAM, WWF, SNV, VCCI, MCD, ICAFIS, GEF…được kết thúc vào chiều tối 23/2.
Diễn đàn do Ban quản lý dự án SusV + SCBV + GRAISEA tổ chức tổ chức, nhằm nhân rộng thành tựu , nâng cao năng lực, chia sẻ thành quả và khó khăn của lộ trình 5 năm vừa qua. Trong đó, đi sâu vào chia sẻ về sự thành công của HTX nuôi trồng Thủy sản; đồng thời thảo luận về những giải pháp củng cố và nhân rộng trong thời gian tiếp theo.
Theo Ban tổ chức, trong khuôn khổ triển khai các chương trình dự án: Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm GRAISEA và Phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững công bằng tại Việt Nam – SusV; Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu tại Việt Nam – SCBV, được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, Đại sứ quán Thụy Điển, OXFAM tại Việt Nam, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Sở NN&PTNT sáu tỉnh vùng ĐBSCL: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh hỗ trợ nâng cao năng lực, sản xuất sản phẩm, liên kết chuỗi, kết nối thị trường cho gần 70 HTX/THT và đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tăng thu nhập, ổn định sinh kế, tăng giá trị sản phẩm, góp phần tăng thương hiệu, hình ảnh sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhờ đó, thu nhập của người lao động cũng như của thành viên, hộ thành viên HTX/THT được cải thiện, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL. Đáng chú ý, gần đây, số lượng HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị ngày càng gia tăng, đang dần trở thành phương thức sản xuất tối ưu để phát triển bền vững.
Chia sẽ tại diễn đàn, ông Mai Văn Đấu – HTX Toàn Thắng, Vĩnh Châu, Sóc Trăng cho biết: Việc vay vốn Ngân hàng để triển khai sản xuất kinh doanh đã được nới lỏng, nhưng vay tín chấp không còn điều kiện nên rất cần được vay thông qua tín chấp của các tổ chức tín dụng Ngân hàng. Dù việc này còn trở ngại, nhưng nhờ được Liên minh hợp tác xã tỉnh Sóc trăng cho vay 500 triệu đồng lãi suất 0,5%/tháng làm vốn mồi, cùng với vốn tự có của các xã viên dù ít ỏi nhưng với cách làm thận trọng và uy tín nên đầu vào là con giống và thức ăn được các đối tác hỗ trợ theo hình thức gối đầu nên HTX làm ăn thắng lợi, năm 2019 HTX lãi trên 700 triệu đồng, ông Đấu nói.
Bà Huỳnh Thị Ly, đại diện cho HTX Hòa Đê , xã Liu Tú , huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cho biết: HTX có 83 ha đất canh tác theo mô hình lúa tôm , để tạo nguồn vốn HTX huy động vốn theo phương thức cổ phần, hiện tại có 51 cổ phần, mỗi cổ phần góp 5 triệu được chia lãi (cổ tức theo quí). Theo mô hình nuôi trồng sinh thái được cấp chứng nhận ASC , năm qua sản xuất được trên 60 tấn lúa, 170 tấn tôm thẻ và sú và hơn 50 tấn cá rô phi. Ngoài việc cung cấp sản phẩn cho thị trường, HTX còn tổ chức chế biển sản phẩm bánh phồng tôm từ tôm, khô cá phi rút xương tạo thêm công ăn việc làm, ở mảng chế biến này mỗi tháng có thêm doanh số gần 100 triệu đồng, bà Ly cho hay.
Bà Mai Thị Thùy Trang, giám đốc HTX Tài Thịnh Phát, lại là người dấn thân vào sản xuất các sản phẩm thủy sản sinh thái (SPsạch) từ mảnh đất Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Theo chia sẻ, do muốn đưa các sản phẩm của vùng quê Năm Căn như tôm, cua, cá chẽm trở thành sản phẩm chất lượng để cung ứng cho các nhà hàng phục vụ cho đối tượng là khách nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, bà từ giã công việc kiểm tra chất lượng (KCS) ở chi nhánh của Tập đoàn Samsung tại Thủ Đức với mức lương gần 30 triệu đồng/tháng, về quê hương Năm Căn tạo ra một trang trai (Farm) nuôi trồng Thủy sản và xây dựng nên HTX Tài Thịnh Phát, để tạo lập để vượt qua khó khăn ban đầu bà phải dùng đến nguồn vốn ít ỏi từ tiền bảo hiểm. Hiện giời với qui hô hơn 62 ha mặt nước, Farm cảu bà Trang đã tạo ra các sản phẩm tươi sống chất lượng như tôm ngủ đông, tôm sinh thái, cá chẽm, chà bông tôm và cá …; theo chia sẻ tổng hợp các sản phẩm cung cấp theo đơn đặt hàng, HTX Tài Thịnh Phát đạt doanh thu 700 triệu/tháng.
Tuy có những thành công nhất định, nhưng cũng còn những khó khăn cần được tiếp tục hỗ trợ và tháo gỡ, đặc biệt là các rủ ro trong sản xuất kinh doanh như dịch bệnh, quản lý chất lượng sản phẩm, thiếu vốn tạo ra giá trị gia tăng…
ÔngTrịnh Quang Cẩn, HTX tôm Hưng Phú , Cù Lao Dung – Sóc Trăng chia sẻ, băn khoăn hiện nay là xã viên có thể vay vốn qua huy động vốn của HTX, hay được liên minh HTX cho vay để cho vay lại. Nhưng do không có quỹ hỗ trợ dự phòng, nên chẳng may sản xuất kinh doanh thiệt hại không hiệu quả rất khó để tái đầu tư.
Còn ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc điều hành HTX SX Cái Bát, tỉnh Cà Mau cho biết, thị trường tiêu thụ sản phẩm do người tiêu dùng quyết định. Nhưng để người tiêu dùng hỗ trợ, lại rất cần công tác quản lý chặt chẽ chất lượng từ các cơ quan liên quan. Bởi lẽ thực tế những sản bảm có thương hiệu bán chạy thường bị giả xuất xứ hàng hoá, mà nông dân, xã viên và cả HTX khó mà ngăn chặn, ông Lâm nói.
Góp ý kiến từ điạphương, ông Huỳnh Quốc Khởi – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư cho rằng, để năng cao chuỗi gá trị gắn với sản xuất nông thủy sản bề vững, khâu quảng bá cần được xem là quan trọng, đồng thời phải tang cường công tác quản trị. Ngoài ra nguồn vốn cũng phải được chủ động, nhưng phần đồng HTX vẫn thiếu vốn. Nên để đồng hành với sự phát triển của HTX, sự cần thiết phải có cơ chế chính sách đi kèm và thu hút được giới trẻ tham gia vào các mô hình HTX, ông Khởi nói./