XỬ LÝ VUÔNG TÔM ĐÚNG QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC

XỬ LÝ VUÔNG TÔM ĐÚNG QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước trong vuông tôm là rất quan trọng. Mục đích xử lý đáy ao nuôi tôm sú là chuẩn bị cho tôm nuôi có được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi.

Công tác cải tạo ao, đầm, vuông tôm năm 2014 của huyện Năm Căn được thực hiện từ ngày 1/8 đến 30/9 (Tháng 7 ÂL). Việc sên vét bùn, đất cải tạo ao, đầm nuôi thuỷ sản đã được chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo thông qua công tác tuyên truyền, vận động người dân hút bùn trong vuông tôm không được thải chất bùn ra sông, kinh rạch. Từ đó, các tổ chức, hộ gia đình thực hiện khá nghiêm túc.

Trong khoảng thời gian đã quy định, bà con nuôi tôm được quyền sử dùng motor, máy hút sên vét, hút lớp đáy vuông nhằm loại bỏ tầng lớp bùn chứa tạp chất, khí độc. Lợi ích mang lại vô cùng to lớn, đó là tăng tỷ lệ sống và tăng sản lượng tôm. Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng các cơ giới vào công cuộc sửa đổi và các cải tạo lại ao vuông, giúp việc nuôi trồng tôm thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngoài việc sên vét và cải tạo vuông tập trung ở một thời điểm nhất định, đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm cân nhắc kỹ lưỡng đến bà con về thời gian tránh việc bơm nước vào ao, vuông để xử lý hoặc sinh hoạt.

Phần đất bùn sau khi cải tạo cũng được tận dụng triệt để như quy hoạch khu chứa đất bùn ven tuyến lộ nông thôn, để hạn chế lún sụp, góp phần giữ cho lộ sử dụng lâu dài hơn, đảm bảo không rò rỉ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nước, nhiều hộ trồng màu đạt hiệu quả cao.

Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một hướng đi bền vững, giúp bà con hạn chế thiệt hại trong sản xuất. Hơn ai hết, người nuôi tôm cần tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong cải tạo ao đầm, đó cũng chính là bảo vệ an toàn trong sản xuất, mang lại vụ mùa thành công cho gia đình./.